Nhân viên sales là một ngành nghề chưa bao giờ hết “hot” trên thị trường việc làm ngày nay. Bởi sale luôn là vị trí cần thiết đối với mọi loại hình kinh doanh giúp các doanh nghiệp gia tăng doanh số. Vậy, công việc sales là gì? Làm sales là làm gì? Để trở thành nhiên viên sales đúng chuẩn bạn cần đáp ứng những kỹ năng gì? Trong bài viết này, viecTOP sẽ chia sẻ với bạn về công việc sales cũng như cơ hội khi ở vị trí này!
Nhân viên sales là một ngành nghề chưa bao giờ hết “hot” trên thị trường việc làm ngày nay. Bởi sale luôn là vị trí cần thiết đối với mọi loại hình kinh doanh giúp các doanh nghiệp gia tăng doanh số. Vậy, công việc sales là gì? Làm sales là làm gì? Để trở thành nhiên viên sales đúng chuẩn bạn cần đáp ứng những kỹ năng gì? Trong bài viết này, viecTOP sẽ chia sẻ với bạn về công việc sales cũng như cơ hội khi ở vị trí này!
“Sales admin còn được gọi là quản trị viên bán hàng đóng vai trò chính trong việc hỗ trợ nhóm bán hàng và là mối liên kết quan trọng giữa nhân viên bán hàng và khách hàng.”
Nhìn chung, công việc của sales admin bao gồm:
Sales admin xử lý các đơn đặt hàng đến công ty qua điện thoại, thư từ, e-mail hoặc trang web. Họ cũng xử lý các đơn đặt hàng do nhân viên bán hàng mang về. Họ kiểm tra đơn đặt hàng để đảm bảo rằng khách hàng đã nhập chính xác các thông tin chi tiết, chẳng hạn như giá cả, chiết khấu hoặc số lượng sản phẩm. Họ liên hệ với khách hàng để giải quyết bất kỳ thắc mắc nào hoặc lấy bất kỳ thông tin nào còn thiếu, chẳng hạn như kích thước hoặc màu sắc.
Tạo và bảo quản các hợp đồng và thỏa thuận mua bá
Không giống như hợp đồng miệng, chỉ có hiệu lực trong những trường hợp cụ thể, hợp đồng mua bán quy định rõ ràng các nghĩa vụ và quyền của hợp đồng cũng như các hậu quả kinh tế liên quan đến một thỏa thuận. Nói một cách đơn giản, tài liệu này giúp đảm bảo rằng giao dịch sẽ diễn ra theo cách mà cả hai bên chấp nhận được dựa trên các điều khoản đã thỏa thuận, cho phép hai bên bảo vệ lợi ích của mình.
Sales admin nhập chi tiết của đơn đặt hàng vào hệ thống máy tính và chuyển đơn đặt hàng đến bộ phận sản xuất hoặc điều phối, yêu cầu xác nhận tình trạng còn hàng hoặc ngày giao hàng. Trước khi chuyển đơn đặt hàng sang sản xuất hoặc gửi đi, họ có thể phải kiểm tra tình trạng thanh toán hoặc tín dụng của khách hàng hoặc xin xác nhận của người quản lý. Khi đơn đặt hàng hoàn tất, họ liên hệ bộ phận kế toán để chuẩn bị hóa đơn.
Xem thêm: Việc Làm Sale Admin tại Careerlink.vn
Sales admin tạo hồ sơ cho khách hàng mới, bao gồm chi tiết liên hệ và tên của người đại diện. Họ cập nhật hồ sơ với các chi tiết của đơn đặt hàng và hóa đơn. Những hồ sơ này cung cấp dữ liệu hữu ích cho các báo cáo bán hàng và lập kế hoạch cho các chiến dịch tiếp thị và bán hàng trong tương lai.
Sales admin hỗ trợ cho nhân viên bán hàng khi họ vắng mặt tại văn phòng. Họ nhận cuộc gọi hoặc e-mail từ khách hàng và thông báo cho nhân viên bán hàng về bất kỳ vấn đề khẩn cấp nào. Họ cũng có thể chuyển bất kỳ câu hỏi kỹ thuật nào từ nhân viên bán hàng hoặc khách hàng đến các bộ phận thích hợp. Họ sẽ cập nhật về tình trạng đơn đặt hàng hoặc giao hàng cho nhân viên bán hàng. Sự hỗ trợ này giúp nhóm bán hàng làm việc hiệu quả hơn và tập trung vào việc giao dịch với khách hàng.
Sales admin ghi nhận doanh số bán hàng và so sánh chúng với các chỉ tiêu để giúp người quản lý bán hàng theo dõi tiến độ của nhóm. Họ cũng ghi lại và xử lý các chi phí của nhân viên bán hàng, chẳng hạn như nhiên liệu hoặc chỗ ở khách sạn và chuẩn bị các giấy tờ làm việc với kế toán.
Là một sales admin, bạn có thể làm việc trực tiếp với chủ doanh nghiệp đó là một văn phòng bán hàng nhỏ. Trong một doanh nghiệp lớn, bạn có thể làm việc trong một nhóm.
Một số kỹ năng mà sales admin cần có để ứng tuyển thành công bao gồm:
Kỹ năng dịch vụ khách hàng: là một sales admin, bạn giao tiếp với khách hàng và giúp họ thông qua quá trình mua hàng. Bạn cần phải thuyết phục để khuyến khích khách hàng đặt hàng.
Kỹ năng đàm phán: khi xử lý các đơn hàng đặt qua các kênh trực tuyến, bạn cần đàm phán về chiết khấu và giá cả cho sản phẩm. Kỹ năng thương lượng giúp bạn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đặt hàng và đồng ý với các điều khoản dịch vụ.
Kỹ năng giao tiếp: bạn dành phần lớn thời gian trong ngày để liên lạc qua điện thoại với các nhân viên bán hàng và nói chuyện với khách hàng. Kỹ năng giao tiếp tốt và phép xã giao qua điện thoại sẽ giúp bạn nổi trội hơn.
Kỹ năng tổ chức: vì bạn phải xử lý nhiều đơn đặt hàng từ các khách hàng khác nhau, nên bạn cần có kỹ năng sắp xếp, tổ chức để tránh nhầm lẫn các đơn đặt hàng. Kỹ năng tổ chức cũng giúp bạn giao hàng đúng thời hạn.
Kỹ năng máy tính cũng là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà bạn sẽ cần với tư cách là một sales admin. Bạn sẽ cần có kiến thức và khả năng sử dụng các chương trình thường được sử dụng trong kinh doanh, bao gồm Excel và các phần mềm quản lý khách hàng…
Tư duy phản biện và óc sáng tạo cũng có thể giúp rất nhiều trong vai trò sales admin. Trong công việc này, bạn có thể được yêu cầu hỗ trợ tạo các bài thuyết trình hoặc lập kế hoạch cho các sự kiện bán hàng và khả năng suy nghĩ như một khách hàng có thể hữu ích.
Bối cảnh thị trường mở rộng, sự cạnh tranh gia tăng, cung dần lớn hơn cầu thì khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn, ngay cả những nhân viên sales có kinh nghiệm dày dạn, sâu sắc cũng sẽ đối mặt với những tình huống bị từ chối. Chính vì vậy, bị khách hàng từ chối không phải là một điều đáng xấu hổ, quan trọng là cần rút ra bài học cũng như nắm bắt rõ hơn về tâm lý khách hàng để có những chiến lược bán hàng hiệu quả hơn.
Tất cả các ngành nghề đều trải qua các giai đoạn thăng trầm. Quan trọng không phải là công việc nhân viên sales không có tương lai, mà là khả năng của mỗi người đối mặt và vượt qua những thách thức. Chúng ta có thể thấy rằng nhiều lãnh đạo hàng đầu hay tỷ phú trên thế giới bắt đầu sự nghiệp của họ từ vị trí nhân viên sales.
Nhân viên bán hàng là vị trí thấp nhất trong bộ phận kinh doanh. Họ chịu trách nhiệm tìm kiếm, tiếp cận khách hàng, giới thiệu và bán sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.
Nhân viên sales cao cấp có kinh nghiệm dày dặn và sở hữu kỹ năng bán hàng tốt hơn nhân viên sales bình thường. Họ thường được giao phụ trách một khu vực hoặc một nhóm khách hàng nhất định.
Sales Assistant còn được gọi là trợ lý bán hàng/ trợ lý kinh doanh, đây là vị trí hỗ trợ các hoạt động trong bộ phận sales của doanh nghiệp. Bao gồm các công việc hành chính, giải đáp thắc mắc khách hàng qua điện thoại, email, sắp xếp kệ hàng, chăm sóc khách hàng,...
Trưởng nhóm sales chịu trách nhiệm quản lý một nhóm nhân viên bán hàng. Họ có nhiệm vụ lập kế hoạch, triển khai và giám sát hoạt động bán hàng của nhóm. Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của nhóm đó.
Quản lý sales chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Họ có nhiệm vụ lập kế hoạch, xây dựng chiến lược, triển khai và giám sát hoạt động bán hàng, Marketing, chăm sóc khách hàng,...
Giám đốc kinh doanh là vị trí cao nhất trong bộ phận kinh doanh. Họ chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Vai trò chính của Giám đốc sales là quản lý và điều hành các hoạt động bán hàng nhằm đạt được mục tiêu doanh số, tăng trưởng kinh doanh cho doanh nghiệp.
Một nhân viên sales đòi hỏi phải có nhiều kỹ năng và phẩm chất khác nhau. Tùy vào từng tình huống mà sales sẽ ứng biến sao cho phù hợp nhất. Muốn chốt được nhiều deal trong bán hàng thì những kỹ năng công việc sales phải “nằm lòng” bao gồm:
Đây là tố chất đầu tiên và rất quan trọng, không thể thiếu đối với nhân viên sales hiện nay. Kỹ năng này sẽ giúp bạn tạo sự thiện cảm với khách hàng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Từ đó khách hàng sẽ trở nên thích thú và muốn nghe bạn tư vấn về sản phẩm hơn.
Việc xác định được khách hàng tiềm năng sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian tìm kiếm cũng như tránh việc tư vấn sai đối tượng khách hàng.
Việc đặt câu hỏi thông minh, đúng trọng tâm sẽ giúp nhân viên sales có được những thông tin cần thiết, đây là những dữ liệu giúp bạn tư vấn đúng sản phẩm theo tiêu chí mà họ cần tìm mua.
Ngoài khả năng ăn nói, am hiểu thông tin, nhân viên sales cần có khả năng thuyết phục khách hàng để tăng doanh số, mau chóng bán được hàng.
Để thúc đẩy việc đưa ra quyết định chọn mua sản phẩm của khách hàng, sales cần nắm bắt tâm lý khách hàng, hướng khách hàng chốt sales.
Không phải lúc nào các sản phẩm của mình được đón nhận, bạn sẽ gặp gặp phải rất nhiều từ chối. Ngoài ra, bạn cần có tính kiên nhẫn để thuyết phục khách hàng, không vì những câu từ chối mà bạn lại bỏ qua khách hàng tiềm năng.