Dự Báo Khủng Hoảng Kinh Tế Toàn Cầu

Dự Báo Khủng Hoảng Kinh Tế Toàn Cầu

Trước bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu tiếp tục trầm trọng, kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu suy giảm, Chính phủ đã có Nghị quyết 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế...

Trước bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu tiếp tục trầm trọng, kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu suy giảm, Chính phủ đã có Nghị quyết 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế...

TỪ VỰNG IELTS VỀ CHỦ ĐỀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ

Trong Tiếng Anh từ vựng bailout (viết liền) là danh từ có nghĩa là gói cứu trợ về kinh tế. Bailout giống như chiếc phao cứu sinh, cứu vớt những tổ chức, doanh nghiệp, người dân trong thảm kịch của khủng hoảng kinh tế. Từ này cũng có thể dùng làm động từ bail out (viết thành 2 từ). Hãy xem các ví dụ sau:

Ex: As the coronavirus epidemic keeps on going, many industries might need bailouts.

(Trong tình hình dịch corona tiếp tục diễn tiến, nhiều ngành kinh tế có thể cần đến các gói cứu trợ.)

Ex: The government need to bail out small businesses during this coronavirus crisis.

(Chính phủ cần phải cứu trợ cho các doanh nghiệp nhỏ trong khoảng thời gian khủng hoảng do đại dịch do vi rút corona gây ra.)

Slow (tính từ): chậm và down (trạng từ): xuống, phía dưới. Cả hai từ này ghép lại thành từ slowdown (danh từ) để chỉ sự giảm tốc độ phát triển của 1 lĩnh vực gì đó. Ví dụ: economic slowdown : sự giảm tốc của nền kinh tế; travel slowdown: sự giảm tốc của ngành du lịch; pandemic slowdown: sự giảm tốc do đại dịch.

Ex: Many economists are voicing on the pandemic slowdown.

(Nhiều chuyên gia kinh tế đang lên tiếng về tình trạng sụt giảm kinh tế do đại dịch.)

Trong cụm từ này, từ coronavirus được viết liền nhau và được dùng như 1 tính từ trước từ reccession (sự suy thoái).

Ex: The coronavirus reccession can be unprecedented.

(Sự suy thoái do đại dịch corona có thể là bất ngờ. (không lường trước được)

Nếu để chỉ nền kinh tế thăng hoa, nở rộ thì chúng ta dùng cụm từ economic boom. Đây là giai đoạn kinh tế phát triển đỉnh cao. Và khi khủng hoảng kinh tế diễn ra, người ta thường nhắc đến từ economic blow. Các động từ thường được dùng cùng cụm từ này là : soften the economic blow hay như cushion the economic blow.

Ex: Covid-19 has caused the unprecedented economic blow.

(Dịch Covid-19 đã bất ngờ thổi bay giá trị của nền kinh tế.)

Trong cụm từ này thì từ meltdown được ghép từ hai từ “melt” và “down”. Melt có nghĩa là tan chảy ra. Giống như khi núi băng tan chảy xuống và cụm từ này dùng để chỉ nền kinh tế thời khủng hoảng. Các động từ thường được sử dụng như là stop, fight, prevent + economic meltdown.

Ex: How to stop economic meltdown in this coronavirus fallout is the main concern of global economy.

(Tìm cách dừng lại tình trạng kinh tế tan rã trong đại dịch corona là mối quan tâm chính của nền kinh tế toàn cầu.)

Khi nền kinh tế lâm vào khủng hoảng trầm trọng, mọi nỗ lực cần thiết để giải cứu toàn bộ nền kinh tế đều được sử dụng. Cụm từ economic panacea là dùng để chỉ sự giải cứu và làm cho nền kinh tế lấy lại được đà tăng trưởng.

Ex: Bailout is one of the efforts to get to economic panacea.

(Cứu trợ kinh tế là 1 trong những nỗ lực để giải cứu toàn bộ nền kinh tế)

Kinh tế thế giới đã trải qua nhiều thời điểm suy thoái. Cuộc đại khủng hoảng (đại suy thoái) diễn ra những năm 1929-1939. Gần đây nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ năm 2008. Khủng hoảng kinh tế kéo theo thất nghiệp trầm trọng.

Ex: 2020 might be just another economic recession due to coronavirus crisis.

(2020 có thể là năm kinh tế suy thoái do khủng hoảng vì dịch bệnh corona.)

Gánh nặng tài chính trong đại dịch covid-19 là rất lớn. Vì thế, các chính sách mới và các gói cứu trợ là những phương thức để làm giảm gánh nặng tài chính trong thời kỳ này.

Ex: Workers are given $1000 cash bonus to ease the financial burden of coronavirus reccession.

(Người lao động được nhận 1 khoản thưởng $1000 nhằm làm giảm gánh nặng tài chính trong thời kỳ dịch corona.)

Ex: The novel coronavirus pandemic has put a financial crisis going on.

(Đại dịch do chủng mới của vi rút corona gây ra đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính)

Ex: The government released bailouts for industries in order to cope with financial hardship.

(Chính phủ đã đưa ra các gói cứu trợ kinh tế cho các ngành nhằm xử lí sự khó khăn về tài chính.)

Ex: Financial problems can be more servere during the time of coronavirus crisis.

(Các vấn đề về tài chính có thể nghiêm trọng hơn trong thời gian khủng hoảng vì dịch corona.)

Ex: Global reccession could be a foreseable future.

(Suy thoái toàn cầu có thể là 1 tương lai được dự đoán trước.)

Ex: During coronavirus crisis, many people are hoarding toilet paper.

(Trong khủng hoảng đại dịch corona, nhiều người đang tích trữ giấy vệ sinh.)

Ex: Hundred thousands of people are going to be jobless due to coronavirus pandemic.

(Hàng trăm ngàn người sẽ mất việc làm do tác động của đại dịch corona.)

Ex: Businesses are giving layoffs in an effort of surviving through coronavirus crisis.

(Các doanh nghiệp sa thải nhân viên trong 1 nỗ lực để sống sót qua khủng hoảng đại dịch corona.)

Ex: Massive unemployment, financial burden, and economic fallout are 3 most mentioned words in coronavirus reccession.

(Thất nghiệp tràn lan, gánh nặng tài chính, và kinh tế suy thoái là 3 từ được nhắc đến nhiều nhất trong đại dịch corona.)

Ex: People with no income or low income can be vulnerable groups.

(Những người không có thu nhập hoặc thu nhập thấp có thể thuộc nhóm dễ bị tổn thương.)

Ex: Many companies announced their pausing production post-coronavirus epidemic.

(Nhiều công ty tạm dừng sản xuất hậu kỳ dịch bệnh do vi rút corona gây ra.)

Ex: The stock market plunged in covid-19 pandemic.

(Thị trường chứng khoán chìm ngập/lao dốc trong đại dịch cô-vít 19)

Ex: The world has witnessed slumping economy of coronavirus.

(Thế giới đã chứng kiến kinh tế tuột dốc do dịch corona.)

Ex: Stimulus packages have been released to fight the economic meltdown.

(Các gói kích thích kinh tế đã được đưa ra nhằm ngăn chặn kinh tế tan rã.)

Ex: Stock market crash is often seen when the financial market affected by pandemic.

(Thị trường chứng khoán lao dốc là thường thấy khi thị trường tài chính bị ảnh hưởng bởi đại dịch.)

Ex: With the travel ban and cities lockdown, many businesses go into shutdowns.

(Cùng với lệnh cấm du lịch và phong tỏa các thành phố, nhiều doanh nghiệp đã phải đi vào tình trạng đóng cửa.)

Ex: The Great Depression left the world economy in turmoil.

(Cuộc đại suy thoái đã đẩy kinh tế thế giới trong hỗn loạn.)

Covid-19 rings a bell on global health disaster.

(Cô-vít 19 đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về 1 thảm họa sức khỏe toàn cầu.

Trước làn sóng xuất khẩu thép ồ ạt từ nước này, thép giá rẻ của Trung Quốc hiện đang tràn ngập thị trường toàn cầu. Điều này đang đe dọa đến chính ngành thép nội địa của các nước đi nhập khẩu, đồng thời đẩy căng thẳng thương mại gia tăng.

Ngành thép Trung Quốc rơi vào khủng hoảng

Sau giai đoạn phục hồi vào cuối năm 2023, ngành thép của Trung Quốc, quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất và tiêu thụ thép, được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm nay. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy điều ngược lại. Ngành thép nước này hiện đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng khi lĩnh vực bất động sản, nguồn cầu lớn nhất của các nhà sản xuất thép nước này, vẫn đang chìm sâu trong tình trạng suy thoái. Tập đoàn sản xuất thép lớn nhất thế giới China Baowu Steel đã cảnh báo rằng ngành thép của Trung Quốc đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hơn nhiều so với các cuộc suy thoái năm 2008 và 2015.

Theo tính toán của Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc (CISA), trong nửa đầu năm nay, tiêu thụ thép ​​tại Trung Quốc chỉ đạt khoảng 478 triệu tấn, giảm 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, trong khi nhu cầu tiêu thụ còn ảm đạm, các nhà sản xuất thép nước này vẫn sản xuất rất nhiều thép với sản lượng đạt 531 triệu tấn trong nửa đầu năm. Điều này đã khiến ngành thép nước này luôn trong tình trạng dư thừa công suất, biên lợi nhuận nhà máy liên tục sụt giảm và đẩy giá thép giảm sâu.

Hiện giá thép cây dùng trong xây dựng tại Trung Quốc đang ở mức rẻ nhất kể từ năm 2017, giá thép cuộn cán nóng (HRC) đã giảm xuống mức 3.200 nhân dân tệ/tấn, thấp nhất 4 năm trở lại đây. Cuộc khủng hoảng thép cũng kéo theo sự sụt giảm trong nhu cầu quặng sắt, vật liệu chính để sản xuất thép. Lượng hàng tồn kho quặng sắt tại cảng của nước này thường giảm vào giữa năm do nhu cầu tăng theo mùa, nhưng thay vào đó, tồn kho liên tục tăng trong năm nay và hiện đã vượt 150 triệu tấn, mức cao nhất hai năm gần đây. Theo đó, giá quặng sắt cũng bị kéo giảm hơn 28% từ đầu năm đến nay và hiện đang chật vật để duy trì mốc 100 USD/tấn.

Đứng trước hiện trạng thừa thép và giá thành giảm sâu, các doanh nghiệp thép Trung Quốc đã chuyển hướng sang đẩy mạnh xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài để tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, điều này lại gián tiếp đe dọa đến ngành thép của các nước đi nhập khẩu, đồng thời làm gia tăng căng thẳng thương mại toàn cầu.

Làn sóng xuất khẩu ồ ạt từ Trung Quốc đe dọa đến ngành thép thế giới

Trong những năm 2000, Trung Quốc đóng góp khoảng 15% trong tổng sản lượng thép toàn cầu. Đến năm 2023, con số này tăng lên hơn 54% và Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu thép thành phẩm hàng đầu thế giới. Sang năm nay, theo ghi nhận của CISA, Trung Quốc đã xuất đi hơn 61 triệu tấn thép trong 7 tháng đầu năm và dự kiến tăng lên 127 triệu tấn trong cả năm nay, phá kỷ lục 110 tấn của năm 2015.

Đáng lưu ý, năm 2015 cũng chính là năm gần nhất mà thị trường chứng kiến việc xuất khẩu thép của Trung Quốc tăng kỷ lục. Vào thời điểm này, nhóm các nước G7 và G20 đã phải thảo luận về việc chấm dứt tình trạng dư thừa công suất và thành lập Diễn đàn Toàn cầu về Công suất thép dư thừa (GFSEC). Tuy vậy, vào năm 2019, Trung Quốc đã rút khỏi GFSEC, tuyên bố rằng họ đã hoàn thành nhiệm vụ. Kể từ đó, công suất sản xuất thép của nước này, vốn đã giảm từ năm 2016 đến năm 2018, đã bắt đầu tăng trưởng trở lại.

Tới năm nay, nỗi lo Trung Quốc liên tục “bơm” thép ra thế giới đe dọa đến ngành thép toàn cầu lại một lần nữa quay trở lại. Dòng chảy xuất khẩu thép giá rẻ tăng mạnh từ quốc gia châu Á này đang gây áp lực đáng kể lên ngành thép ở nhiều quốc gia. Doanh số bán thép của các doanh nghiệp nội địa bị đánh mất thị phần vào thép nhập khẩu của Trung Quốc, qua đó làm gia tăng hoạt động cạnh tranh không lành mạnh và gây thêm áp lực giá lên thép nội địa. Tính riêng thép HRC, giá HRC tại Mỹ đã giảm khoảng 40% so với đầu năm nay, hiện neo ở mức 630 – 650 USD/tấn, thấp nhất kể từ tháng 9/2023. Tại châu  u, giá đã giảm khoảng 11% về mức 620 Euro/tấn. Giá thép HRC tại khu vực Bắc Mỹ cũng giảm khoảng 7% trong tháng 7 và là tháng giảm thứ ba liên tiếp.

Do đó, để bảo hộ cho ngành thép nội địa trước làn sóng xuất khẩu thép ồ ạt của Trung Quốc, các quốc gia nhập khẩu thép của Trung Quốc đã lên kế hoạch áp thuế đối với thép nhập khẩu từ nước này. Nhiều quốc gia Mỹ Latinh đang nối tiếp Mỹ và châu  u áp thuế quan lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó có thép. Vào giai đoạn tháng 4 – tháng 5 năm nay, Mexico, Chile và Brazil đã tăng thuế quan, thậm chí có trường hợp tăng hơn gấp đôi, đối với các sản phẩm thép Trung Quốc.

Riêng tại nước ta, thị phần thép của Trung Quốc trong tổng cơ cấu nhập khẩu thép chiếm khoảng 70%. Do vậy, để tránh nguy cơ bị mất thị trường vào tay thép nhập khẩu từ nước này, trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp thép trong nước cũng đã yêu cầu Bộ Công Thương mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với thép Trung Quốc.

Theo ông Dương Đức Quang, Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), dự thảo Chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đang được Bộ Công Thương xây dựng với mục tiêu thúc đẩy ngành thép Việt Nam phát triển cân đối, hiện đại, bền vững sẽ từng bước khắc phục được những hạn chế của ngành thép trong thời gian qua. Hiện nay Việt Nam đứng thứ 12 thế giới và đứng đầu ASEAN về sản xuất thép thô nhưng ngành thép nước ta vẫn còn hạn chế về công nghệ, nguyên liệu, năng lực sản xuất và chủng loại sản phẩm. Cho nên các doanh nghiệp thép vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc. Do còn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu nên thường dẫn đến tình trạng bị động về giá, đặc biệt khi giá nguyên liệu đầu vào biến động thì giá thép trong nước cũng phải điều chỉnh theo.