Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, du học là con đường mà nhiều học sinh lựa chọn với khát vọng được phát triển bản thân, vươn mình và đạt được những thành công trong công việc. Và du học Nhật Bản đang ngày càng nhận được nhiều quan tâm từ phía học sinh Việt Nam và phụ huynh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ điều kiện và cơ hội để đạt được ước mơ ấy. Học bổng – cụm từ quen thuộc mà bất cứ ai khi tìm hiểu về du học cũng muốn đạt được. Ngày hôm nay, SHINICHI xin giới thiệu đến bạn Quỹ học bổng JASSO – bạn có thể nhận tiền học bổng sau khi đã nhập học nhưng chỉ chu cấp tiền sinh hoạt hàng ngày, không chu cấp tiền học phí.
Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, du học là con đường mà nhiều học sinh lựa chọn với khát vọng được phát triển bản thân, vươn mình và đạt được những thành công trong công việc. Và du học Nhật Bản đang ngày càng nhận được nhiều quan tâm từ phía học sinh Việt Nam và phụ huynh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ điều kiện và cơ hội để đạt được ước mơ ấy. Học bổng – cụm từ quen thuộc mà bất cứ ai khi tìm hiểu về du học cũng muốn đạt được. Ngày hôm nay, SHINICHI xin giới thiệu đến bạn Quỹ học bổng JASSO – bạn có thể nhận tiền học bổng sau khi đã nhập học nhưng chỉ chu cấp tiền sinh hoạt hàng ngày, không chu cấp tiền học phí.
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cụ thể như sau:
Như vậy, theo quy định trên thì tài sản bảo đảm bao gồm những loại như sau:
- Tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm.
- Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu.
- Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ.
- Tài sản thuộc sở hữu toàn dân.
Tài sản luôn được coi là vấn đề trung tâm trong đời sống xã hội nói chung và quan hệ pháp luật nói riêng. Trong Bộ luật Dân sự 2015 hiện nay quy định về tài sản khá rõ ràng. Dưới đây là những kiến thức về tài sản là gì? Tài sản có đặc điểm nào?
Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 về tài sản thì:
“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Hiểu dưới góc độ xã hội, tài sản là điều kiện vật chất do con người tạo ra và sử dụng nhằm duy trì và phát triển đời sống. Tài sản cũng là các nguồn lực có giá trị kinh tế, do cá nhân hay tổ chức cơ sở kiểm soát, có giá trị tiền tệ và đem lại lợi ích cho tương lai.
Trong doanh nghiệp hay cơ quan, tài sản được thể hiện trên bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị của doanh nghiệp hoặc mang lại lợi ích cho hoạt động của doanh nghiệp. Một tài sản dù đó là thiết bị sản xuất hay tự sáng chế đều có thể tạo ra dòng tiền, tiết kiệm chi phí hoặc tăng doanh số bán hàng.
Tài sản là do con người tạo ra và sử dụng (Ảnh minh hoạ)
Tài sản là những đối tượng, vật chất mà con người có thể sở hữu. Nếu tài sản là những vật mà con người có thể nắm giữ, sở hữu qua các giác quan tiếp xúc thì được gọi là vật hữu hình. Nếu tài sản là vật vô hình thì con người phải dùng các biện pháp để quản lý và kiểm soát.
Tài sản phải đem lại cho con người những lợi ích nhất định, có giá trị và trị giá được thành tiền. Chúng ta cần có sự phân biệt hai yếu tố giá trị và trị giá được thành tiền của tài sản. Tài sản có giá trị là tài sản mang ý nghĩa về mặt tinh thần hay có giá trị sử dụng cụ thể nào đó với từng chủ thể khác nhau.
Không phải mọi tài sản có giá trị thì đều trị giá được thành tiền. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, nếu chủ thể xâm hại đến tài sản có giá trị thì chủ sở hữu vẫn có quyền kiện đòi bồi thường, Tòa án phải thụ lý để bảo vệ quyền lợi cho chủ sở hữu.
Việc xác định mức bồi thường thì cần phải định giá cho tài sản không có trị giá được thành tiền đó. Việc này là vấn đề thật sự phức tạp cho Tòa án khi tài sản đó không phải là hàng hóa có giá trên thị trường.
Theo Điều 7 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về quyền truy đòi tài sản bảo đảm cụ thể như sau:
- Quyền của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm trong biện pháp bảo đảm đã phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba không thay đổi.
- Hoặc trong trường hợp không chấm dứt tài sản bảo đảm bị chuyển giao cho người khác về quyền sở hữu; chiếm hữu, sử dụng.
- Hoặc được lợi về tài sản bảo đảm không có căn cứ pháp luật và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 21/2021/NĐ-CP.
- Quyền truy đòi của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm không áp dụng đối với tài sản sau đây:
+ Tài sản bảo đảm đã được bán, được chuyển nhượng.
+ Hoặc đã được chuyển giao khác về quyền sở hữu do có sự đồng ý của bên nhận bảo đảm và không được tiếp tục dùng để bảo đảm nghĩa vụ đã thỏa thuận.
+ Tài sản thế chấp được bán, được thay thế hoặc được trao đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của bên thế chấp, bao gồm:
++ Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
++ Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.
+ Tài sản bảo đảm không còn hoặc bị thay thế bằng tài sản khác quy định tại Điều 21 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về biến động về tài sản bảo đảm.
+ Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác liên quan.
- Trường hợp bên bảo đảm là cá nhân chết, pháp nhân chấm dứt tồn tại thì quyền truy đòi tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm không chấm dứt nhưng thực hiện theo quy định tại Điều 658 Bộ luật Dân sự 2015.
- Trong trường hợp bên bảo đảm là cá nhân chết hoặc thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể pháp nhân, phá sản trong trường hợp bên bảo đảm là pháp nhân bị giải thể, bị tuyên bố phá sản.
Ở phần tìm hiểu khái quát tài sản là gì, chúng ta nắm được tài sản hữu hình, tài sản vô hình, tài sản có giá trị và tài sản có trị giá được thành tiền. Ở phần này, bạn sẽ hiểu rõ hơn các loại tài sản trong Bộ luật Dân sự tại điều 105:
Vật là một bộ phận trong thế giới vật chất và tồn tại khách quan mà con người có thể cảm giác được bằng các giác quan của bản thân.
Xét theo mặt pháp lý, vật chỉ được công nhận là khi trở thành đối tượng của quan hệ pháp luật. Nghĩa là, vật đó con người kiểm soát được và đáp ứng được nhu cầu lợi ích của con người.
Tuy nhiên, không phải vật nào tồn tại khách quan trong thế giới vật chất đều có thể có quan hệ pháp luật. Vật trong dân sự phải có những điều kiện:
Căn cứ vào mối liên hệ, phụ thuộc về công dụng của vật với nhau, vật được phân loại thành hai nhóm:
Ngoài ra, khi chia vật thành những vật nhỏ, Bộ luật Dân sự dựa vào việc xác định giá trị sử dụng của vật để phân chia thành hai loại:
Căn cứ vào đặc tính, giá trị của tài sản sau khi sử dụng, vật được chia thành hai loại: Vật không tiêu hao và vật tiêu hao.
Căn cứ vào các dấu hiệu phân biệt của vật, vật được phân loại thành vật cùng loại và vật đặc định.
Vật còn được chia ra làm vật không đồng bộ và vật đồng bộ.
Tài sản là điều kiện vật chất mà con người có thể sở hữu (Ảnh minh hoạ)
Theo kinh tế chính trị học, tiền là vật ngang giá chung và được sử dụng làm phương tiện đo giá trị của các loại tài sản khác. Một tài sản được coi là tiền khi đang có giá trị được lưu thông trên thực tế.
Tiền là phương tiện dùng làm chuẩn mực để so sánh giá trị hàng hóa, dịch vụ với nhau và có chức năng thanh toán, trao đổi, dự trữ. Về mặt pháp lý, tiền có thể hiểu là ngoại tệ hay nội tệ. Tiền trở thành tài sản thì phải có những đặc tính sau:
Tiền là phương tiện dùng làm đo giá trị của các loại tài sản (Ảnh minh hoạ)
Giấy tờ có giá là loại giấy tờ trị giá bằng tiền và là loại tài sản phổ biến trong giao lưu dân sự hiện nay. Giấy tờ có giá bao gồm nhiều dạng như séc, trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, công trái…
Giấy tờ có giá có tính thời hạn, có thể đưa ra yêu cầu, tính rủi ro. Một tờ giấy có giá cần phải thể hiện những nội dung sau:
Ngoài ra, các loại giấy tờ dùng để xác thực quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, giấy đăng ký các loại xe,… không phải là giấy tờ có giá. Những loại giấy tờ này chỉ được là vật thuộc sở hữu của người đứng tên giấy tờ đó.
Giấy tờ có giá là loại giấy tờ trị giá bằng tiền (Ảnh minh hoạ)
Theo định nghĩa tại Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”.
Quyền là một khái niệm khoa học pháp lý dùng để chỉ những điều mà cá nhân, tổ chức được phép làm mà không ai được ngăn cản, và được pháp luật ghi nhận, bảo vệ.
Quyền tài sản là quyền của chủ thể được pháp luật cho phép thực hiện mọi tác động đối với tài sản của mình và yêu cầu người khác phải thực hiện nghĩa vụ đem lại lợi ích vật chất cho mình. Theo định nghĩa này, quyền sở hữu cũng là một loại tài sản.