Chia sẻ về quá trình xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi năm 2024, ông Phạm Trường Giang, Vụ trưởng Vụ BHXH Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cho biết: "Trong quá trình làm luật BHXH, có ý kiến cho rằng lương hưu của Việt Nam thấp".
Chia sẻ về quá trình xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi năm 2024, ông Phạm Trường Giang, Vụ trưởng Vụ BHXH Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cho biết: "Trong quá trình làm luật BHXH, có ý kiến cho rằng lương hưu của Việt Nam thấp".
Trước đó, 13 hiệp hội doanh nghiệp đề nghị đưa tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động và người sử dụng lao động về mức đóng của năm 2009. Tức là người lao động đóng 5%, người sử dụng lao động đóng 15%, tổng là 20%.
Về kiến nghị này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, mức đóng bảo hiểm xã hội (tỷ lệ đóng và mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội) được tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng, toàn diện trong các mối quan hệ như: Tương quan, phù hợp với mức hưởng; giá trị thực tế của mức đóng, mức hưởng; giữa thời gian đóng - hưởng, mức độ bao phủ của các chế độ; nguyên tắc chia sẻ chủ yếu đối với các chế độ ngắn hạn.
Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội chỉ được cân nhắc điều chỉnh tăng có lộ trình trong Luật bảo hiểm xã hội 2007. Từ Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đến dự thảo Luật (sửa đổi) hiện nay đều không xem xét đến vấn đề này, để đảm bảo tính ổn định, bền vững.
Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam tương đương một số nước như Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia…, nhưng tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa ở Việt Nam cao nhất trong khu vực, thậm chí cao nhất trên thế giới.
Theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành, tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa là 75% tương ứng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 30 năm đối với nữ và 35 năm đối với nam.
Như vậy, hiện nay tỷ lệ tích lũy, tức tỷ lệ hưởng lương hưu tương ứng với một năm đóng bảo hiểm xã hội của Việt Nam bình quân là 2,14% đối với nam và 2,5% đối với nữ, trong khi các nước như Trung Quốc và Hàn Quốc tỷ lệ này chỉ là 1%; bình quân của thế giới cũng chỉ khoảng 1,7%.
Liên quan đến vấn đề này, bà Ingrid Christensen, Giám đốc Tổ chức lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam, cho biết, không tính bảo hiểm y tế thì tổng mức đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội của Việt Nam là 27,5% tiền lương tháng.
Theo bà, đây là mức tương đồng các quốc gia thiết kế hệ thống bảo hiểm xã hội cung cấp các chế độ an sinh tương tự như Việt Nam. Một số nước có mức đóng thấp hơn nhưng đồng thời các chế độ hệ thống cung cấp ít hơn rất nhiều. Nếu không đóng góp vào quỹ, chủ sử dụng lao động phải chi trả một số chế độ cho người lao động khi gặp rủi ro.
Ví dụ, Malaysia với mức đóng 26,7%, chỉ thấp hơn Việt Nam 0,8% nhưng chế độ ốm đau, thai sản do người sử dụng lao động trực tiếp chi trả. Hoặc ở một số nước khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động phải chi trả. Tuy nhiên, việc để người sử dụng lao động chi trả sẽ khó giám sát, đánh giá, thậm chí xảy ra tranh chấp, khiếu kiện.
Giám đốc ILO Việt Nam cho rằng, theo một số tiêu chuẩn lao động quốc tế, các chế độ này tốt nhất nên được chi trả qua hệ thống đảm bảo sự chia sẻ và minh bạch.
Tại Việt Nam, tất cả chế độ an sinh đều được chi trả qua hệ thống Bảo hiểm xã hội và được Chính phủ, Quốc hội, xã hội giám sát. Do đó ILO lưu ý cần hết sức cẩn trọng khi so sánh mức đóng.
Cách tính lương hưu hiện nay được quy định tại Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Mức lương hưu = Tỷ lệ hưởng lương hưu X Mức bình quân tiền lương hằng tháng đóng bảo hiểm xã hội
Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu tính như sau:
Người lao động nghỉ hưu từ 01/01/2016 đến trước 01/01/2018, tỷ lệ hưởng lương hưu là 45% (tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội), sau đó mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì lao động nam tính thêm 2% và lao động nữ tính thêm 3% đối với nữ, tối đa bằng 75%;
Nếu người động nữ nghỉ hưu từ 01/01/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng là 45% (tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội), mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội tính thêm 2%, tối đa bằng 75%;
Nếu người lao động nam nghỉ hưu từ 01/01/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu là 45% (tương ứng với 20 năm đóng bảo hiểm xã hội), mỗi năm đóng thêm bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%, tối đa bằng 75%:
Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài
Nội dung được Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết khi phản hồi kiến nghị của 13 Hiệp hội doanh nghiệp về giảm tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội khi hoàn thiện dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hiện Việt Nam theo mô hình tính mức hưởng trước nên mức đóng luôn phải đuổi theo, nhằm cân đối độ bền của Quỹ hưu trí tử tuất, các hiệp hội đang so sánh với nhiều nước có mô hình đóng - hưởng bảo hiểm xã hội không tương đồng với nước ta.
Tỷ lệ đóng cao và tỷ lệ hưởng cao, nhưng lương hưu thực tế của người lao động lại thấp. Năm 2022, mức lương hưu bình quân hằng tháng chỉ đạt 5,4 triệu đồng do nguyên nhân là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội rất thấp. Thống kê năm 2022, tiền lương làm căn cứ tính đóng bảo hiểm xã hội của người lao động chỉ đạt 5,7 triệu đồng/tháng.
Luật Bảo hiểm xã hội đã quy định từ năm 2018 trở đi, tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội gồm tổng mức lương, phụ cấp lương và khoản bổ sung khác ổn định, thường xuyên được ghi trong hợp đồng lao động, nhằm từng bước tiệm cận tiền lương, thu nhập thực tế của lao động.
Tuy nhiên, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, thực tế nhiều doanh nghiệp thực thi không đầy đủ, tách thu nhập của người lao động thành nhiều khoản phụ cấp, trợ cấp để không phải tính đóng bảo hiểm xã hội.
Nhiều doanh nghiệp tồn tại ba loại thu nhập: Loại làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, loại để quyết toán và thu nhập thực tế.
“Có doanh nghiệp chia ra hơn 100 loại phụ cấp lẫn phúc lợi và cơ quan Bảo hiểm xã hội không đủ cơ sở pháp lý để yêu cầu doanh nghiệp tính đóng bảo hiểm xã hội”, Bảo hiểm xã hội Việt Nam lý giải.
Về nguyên tắc mức hưởng chế độ hưu trí được xác định trên hai yếu tố là thời gian đóng (để tính ra tỷ lệ hưởng), và mức tiền lương bình quân làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Vì vậy, hiện dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề xuất điều chỉnh giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm, để nhiều người lao động được hưởng lương hưu hơn.
Tuy nhiên, dự thảo Luật không đề xuất việc tăng mức đóng, cũng như không đề xuất giảm tỷ lệ hưởng lương hưu để bù đắp việc giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội đối với các trường hợp này.
Do đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng, việc các doanh nghiệp đặt vấn đề giảm tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội, đồng nghĩa với việc phải xem xét giảm tỷ lệ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội (tỷ lệ hưởng lương hưu).
Từ đó, dẫn đến giá trị thực mức hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ thấp hơn so với thời gian đóng tối thiểu 20 năm. Vì thế không phù hợp với điều kiện, bối cảnh thực tiễn của Việt Nam.
Từ những so sánh nêu trên cho thấy rất khó để đánh giá mức đóng bảo hiểm xã hội của Việt Nam là cao hay thấp so với các quốc gia khác.
“Việc đánh giá tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội cần được xem xét gắn với mô hình bảo hiểm xã hội tại mỗi nước, mối quan hệ giữa mức đóng với quyền lợi hưởng các chế độ, các yếu tố kinh tế vĩ mô, như sự phát triển kinh tế, GDP bình quân đầu người, cơ cấu kinh tế, sự phát triển của thị trường lao động, chi phí lao động”, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông tin.
Tỷ lệ hưởng tối đa tới 75% nhưng vì tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội thấp nên lương hưu bình quân người Việt chỉ đạt 5,4 triệu đồng, theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Văn phòng Chính phủ hôm 24/7 thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ yêu cầu cơ quan soạn thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi tính toán mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), đánh giá khoa học để đảm bảo hài hòa lợi ích lao động, doanh nghiệp và xã hội.
Tiếp thu, giải trình nội dung này, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết mức đóng BHXH (tỷ lệ đóng, tiền lương làm căn cứ đóng) được tính toán toàn diện trong tương quan mức hưởng, tiền đóng thực tế và mức hưởng các chế độ, thời gian tham gia.
Ở Đông Nam Á, tỷ lệ đóng BHXH của Việt Nam tương đối cao, 26% vào ba quỹ thành phần hưu trí, ốm đau và tai nạn lao động, chỉ sau Singapore 37%. Tỷ lệ hưởng lương hưu cũng cao nhất trong khu vực lẫn thế giới. Cụ thể, lương hưu tối đa là 75% với nam đóng đủ 35 năm và nữ 30 năm BHXH. Nếu vượt trần, lao động nhận trợ cấp bằng 0,5 lần tiền lương tháng đóng BHXH cho mỗi năm thừa. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Trung Quốc, Hàn Quốc chỉ khoảng 40%.
Nhưng mức lương hưu bình quân đầu người mỗi tháng của người Việt khoảng 5,4 triệu đồng. Lý do là tiền đóng BHXH bắt buộc thấp, năm 2022 chỉ đạt 5,73 triệu đồng mỗi tháng. Vì vậy, giảm tỷ lệ đóng vào đồng nghĩa phải giảm tỷ lệ hưởng các chế độ BHXH của người lao động. Lương hưu lẫn tiền thực hưởng chế độ như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vì thế cũng giảm theo. Điều này không phù hợp với điều kiện, bối cảnh của Việt Nam hiện nay.
Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH tăng, nhưng không đáng kể dù năm 2016 bắt đầu thực hiện quy định tiền đóng gồm lương, phụ cấp lương, từ năm 2018 thêm các khoản bổ sung khác.
Nhiều doanh nghiệp đã tách hoặc chuyển các khoản phụ cấp sang phúc lợi khác để không phải tính đóng BHXH. Vì thế, tiền lương đóng BHXH hiện chỉ nhỉnh hơn lương tối thiểu, cộng 5-7% phụ cấp nặng nhọc, độc hại, hoặc lao động qua đào tạo nghề. Mức đóng này khiến lương hưu rất thấp.
Người Hà Nội thể dục ở vườn hoa Thành Công (Hà Nội). Ảnh: Ngọc Thành
Nhằm cải thiện mức lương hưu, trong dự luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất hai phương án tiền lương làm căn cứ đóng BHXH hàng tháng, áp dụng với lao động khu vực doanh nghiệp trả lương tối thiểu vùng.
Phương án một giữ nguyên quy định hiện hành, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được xác định bằng mức tiền cụ thể ghi trong hợp đồng lao động. Theo phương án này, mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác đều đã xác định từ trước, như phụ cấp chức vụ vài trăm nghìn đồng mỗi tháng. Những khoản biến động trong quá trình làm việc của lao động chưa được tính đóng.
Phương án hai, căn cứ đóng là tiền lương tháng bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung theo quy định của Bộ luật Lao động. Theo phương án này, tiền được tính đóng bao gồm cả khoản xác định được trước lẫn biến động trong quá trình làm việc của lao động. Như vậy, nền tiền lương đóng BHXH của người lao động sẽ được nâng lên để hưởng lương hưu cao hơn. Tiền lương đóng BHXH không bao gồm tiền thưởng, các khoản hỗ trợ và trợ cấp không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng.
Hồ sơ dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi trình Chính phủ hôm 11/7, dự kiến trình Quốc hội thảo luận tại kỳ họp Quốc hội tháng 10/2023, thông qua tại kỳ họp tháng 5/2024 và có hiệu lực từ 1/1/2025.