Là thành phố lớn thứ 3 tại Anh, thành phố Leeds không chỉ mang trong mình nền kinh tế trọng điểm mà còn mang cho mình một nền giáo dục đẳng cấp thế giới. Leeds cũng là thành phố giao thoa văn hóa của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt hơn, Leeds có rất nhiều hàng quán Việt Nam và Châu Á. Sinh viên của các vùng lân cận thường di chuyển tới Leeds để làm thêm trong quá trình học tập của mình.
Là thành phố lớn thứ 3 tại Anh, thành phố Leeds không chỉ mang trong mình nền kinh tế trọng điểm mà còn mang cho mình một nền giáo dục đẳng cấp thế giới. Leeds cũng là thành phố giao thoa văn hóa của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt hơn, Leeds có rất nhiều hàng quán Việt Nam và Châu Á. Sinh viên của các vùng lân cận thường di chuyển tới Leeds để làm thêm trong quá trình học tập của mình.
Nằm ở vùng East Midland của nước Anh, Nottingham là một thành phố ở Anh rất trong lành, yên bình. Nơi đây chỉ cách thủ đô London khoảng 2 giờ đi tàu. Đặc biệt, hệ thống giao thông tuyệt vời với mạng lưới xe bus và tàu điện ngầm tiện lợi ở Nottingham giúp bạn dễ dàng du lịch đến bất kỳ đâu.
Tại Nottingham, có 2 trường Đại học hàng đầu được sinh viên Việt Nam yêu thích là University of Nottingham và Nottingham Trent University. Theo nghiên cứu của NatWest, có đến 26% sinh viên quốc tế khẳng định rằng danh tiếng của 2 trường đại học University of Nottingham và University of Nottingham Trent chính là lý do chính khiến họ theo học tại đây.
Ngoài ra, Đại học Nottingham Trent còn đạt chứng nhận Vàng về chất lượng giảng dạy theo khung đánh giá chất lượng của Chính phủ Anh (TEF), qua đây, các bạn sinh viên có thế thấy được chất lượng giảng dạy và đào tạo xuất sắc của đội ngũ giảng viên tại trường.
Du học đại học, thạc sĩ Anh: Thông tin trường Nottingham Trent University (Updated)
Đặc biệt, Nottingham còn xếp hạng #48 theo bảng xếp hạng QS Best Student Cities ranking, xếp hạng #30 theo Student View. Điều này càng khẳng định vị thế của thành phố hiện đại này trong lòng du học sinh Việt Nam nói riêng và du học sinh quốc tế nói chung.
Tại khoản 1 Điều 16 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT có quy định sinh viên chuyển ngành khác phải đáp ứng điều kiện như sau:
- Không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa;
Không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập tối đa để sinh viên hoàn thành khoá học được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo, nhưng không vượt quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với mỗi hình thức đào tạo.
Đối với sinh viên học liên thông đã được miễn trừ khối lượng tín chỉ tích lũy, thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khóa học được xác định trên cơ sở thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá giảm tương ứng với khối lượng được miễn trừ.
- Sinh viên đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo, của trụ sở chính (hoặc phân hiệu ) trong cùng khóa tuyển sinh;
- Cơ sở đào tạo, trụ sở chính (hoặc phân hiệu) có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo đó theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Được sự đồng ý của thủ trưởng các đơn vị chuyên môn phụ trách chương trình, ngành đào tạo, người phụ trách phân hiệu (nơi chuyển đi và chuyến đến) và của hiệu trưởng cơ sở đào tạo.
Trong 2.000 sinh viên xuất sắc, Tập đoàn Viettel chỉ chọn được 100 người và gần như phải đào tạo lại, theo Phó giám đốc Học viện Viettel.
Tại Hội thảo Giáo dục đại học chiều 5/11 ở Hà Nội, Đại tá Dương Xuân Phượng, Phó giám đốc Học viện Viettel, nhận định khoảng cách giữa nội dung đào tạo của trường đại học với thực tế nhu cầu doanh nghiệp vẫn còn rất xa.
Ông Phượng chia sẻ chương trình thực tập sinh tài năng Viettel Digital Talent từng nhận được 2.000 hồ sơ. Đây đều là các sinh viên xuất sắc nhưng đơn vị chỉ chọn được 100 ứng viên. Khảo sát kỹ hơn 100 người này, ông Phượng cho biết chỉ 2/3 đáp ứng được 75% công việc, 2% cho rằng kiến thức, kỹ năng của mình có thể đáp ứng 90% yêu cầu.
Theo ông Phượng hiện có sự bất cập trong đánh giá sinh viên tốt nghiệp, khi mà tỷ lệ khá, giỏi, xuất sắc của một số trường lên tới 99%.
"Ngày xưa nhiều sinh viên trung bình nhưng thực hành tốt, còn nay sinh viên xuất sắc nhưng chúng tôi cũng vẫn phải dạy lại nhiều", ông Phượng nói.
Đại tá Dương Xuân Phượng, Phó giám đốc Học viện Viettel, phát biểu tại Hội thảo Giáo dục đại học Việt Nam, chiều 5/11. Ảnh: VEC
Trong tham luận gửi đến hội thảo, TS Thiều Huy Thuật và thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc, phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên, cũng nhìn nhận đa số doanh nghiệp chưa hài lòng về chất lượng sinh viên tốt nghiệp, tình trạng thiếu người nhưng khó tuyển hoặc phải đào tạo lại rất phổ biến.
Theo báo cáo thị trường công nghệ thông tin Việt Nam 2021, trong hơn 55.000 tân cử nhân công nghệ thông tin, chỉ khoảng 30% đáp ứng yêu cầu về kỹ năng và chuyên môn mà doanh nghiệp cần.
TS Nguyễn Huy Phòng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đánh giá việc này dẫn đến lãng phí về nguồn nhân lực, tài chính và thời gian, làm chậm nhịp phát triển của xã hội.
Ở chiều ngược lại, PGS.TS Lưu Bích Ngọc, Chánh Văn phòng Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, cho rằng doanh nghiệp cũng chưa tích cực tham gia đào tạo nhân lực với các trường.
Dẫn lại khảo sát được công bố tháng 6/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bà Ngọc cho biết 135 trường đại học đang hợp tác với hơn 6.120 doanh nghiệp, trung bình mỗi trường hợp tác với 60 doanh nghiệp.
Tuy nhiên, hoạt động liên kết chính là tiếp nhận sinh viên thực tập, kiến tập với tỷ lệ hơn 90%. Hoạt động hợp tác phổ biến thứ hai là trao học bổng, tổ chức ngày hội việc làm với gần 70% doanh nghiệp tham gia. Việc tham gia góp ý chương trình đào tạo, giảng dạy và thỉnh giảng tại các trường đại học chỉ có 30%, chủ yếu là chia sẻ kinh nghiệm.
Trong khi đó, theo bà Ngọc việc này là cần thiết để doanh nghiệp có nhân lực mà mình mong muốn.
PGS.TS Lưu Bích Ngọc, Chánh Văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, phát biểu tại Hội thảo Giáo dục đại học Việt Nam, chiều 5/11. Ảnh: VEC
Nhằm hạn chế tình trạng đào tạo lại sau tuyển dụng, bà Ngọc cho rằng doanh nghiệp cần thiết lập bộ phận chuyên trách để phản biện, cùng trường đại học xây dựng chương trình đào tạo; có chiến lược "nuôi dưỡng" tài năng bằng cách đầu tư cơ sở vật chất cho trường và chia sẻ thông tin tuyển dụng liên tục.
Còn ông Phượng đề xuất các trường đại học đổi mới chương trình dựa trên khảo sát nhu cầu doanh nghiệp. Trường có thể mời doanh nghiệp tham gia đào tạo, cấp một số chứng chỉ để sinh viên bắt nhịp được hơi thở của thị trường lao động, biết mình cần thêm kỹ năng gì để học hỏi.
Hiện, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc ở các trường khối kỹ thuật khoảng 30%. Ở các trường khối Kinh tế như Ngoại thương, Kinh tế quốc dân, Kinh tế TP HCM, Luật TP HCM, tỷ lệ này lên tới 70%.
Sau gần 2 năm ra trường, hiện mức lương của Hà Ngọc Lực (sinh năm 2001, Phú Thọ) trung bình 15 triệu đồng/tháng.
Tháng 2/2022, Lực tốt nghiệp cử nhân ngành Lập trình máy tính và thiết bị di động, Cao đẳng FPT Polytechnic. Dù chỉ có bằng cao đẳng nhưng Lực vẫn tự tin nộp hồ sơ ứng tuyển vào một công ty lớn về lập trình phần mềm máy tính.
"Lần đầu đi phỏng vấn, em khá bất ngờ khi công ty đưa ra mức lương khởi điểm 10 triệu đồng/tháng vì trước đó bản thân chỉ nghĩ mới ra trường, xin đi làm để có thêm kinh nghiệm và kỳ vọng mức lương chỉ 3 - 4 triệu đủ trang trải cuộc sống", nam sinh nói.
Hà Ngọc Lực đang làm công việc lập trình viên tại một công ty về phầm mềm. (Ảnh: NVCC)
Trúng tuyển vào công ty, Lực được đảm nhiệm việc viết ứng dụng cho người dùng, tùy vào nhu cầu của mỗi người sẽ viết ra các ứng dụng khác nhau. Ví dụ các ứng dụng như App ví điện tử, quản lý văn bản, thương mại điện tử.
Song song với công việc, Lực không ngừng cố gắng, tranh thủ đọc thêm các sách liên quan đến lập trình nâng cao, học hỏi từ các anh chị đi trước. Cậu cũng đầu tư tiền để tham gia các khoá học chuyên ngành lập trình nâng cao năng lực làm việc của bản thân.
Nam sinh gốc Phú Thọ đánh giá, công việc liên quan đến lập trình, dựng phần mềm khá căng thẳng, tuy nhiên, mức lương cũng dần tăng lên dáng kể sau gần 2 năm cống hiến. Hiện tổng thu nhập hàng tháng của Lực trung bình 15 triệu đồng.
Hà Ngọc Lực khuyên các bạn sinh viên khi lựa chọn ngành nào đó nên kiên trì theo đuổi, đầu tư và phát triển tốt cho bản thân về các kỹ năng, tham gia vào các hội nhóm học tập, trau dồi kiến thức, chăm chỉ chịu khó.
Cũng giống như Lực, mức lương của Nguyễn Ngọc Sơn (sinh năm 2001) sau khi tốt nghiệp đạt từ 8 đến 10 triệu đồng/tháng (đã tính thưởng và doanh thu). Cậu tốt nghiệp chuyên ngành Digital marketing, đang làm việc tại một công ty về kinh doanh bán lẻ hàng gia dụng cao cấp ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Nguyễn Ngọc Sơn đang làm việc liên quan đến kinh doanh, bán lẻ sản phẩm online. (Ảnh NVCC).
Ngoài việc làm ở công ty, Sơn cũng tự mày mò và đầu tư bán quần áo online trên các sàn thương mại điện tử. Điều này cũng mang lại cho cậu từ 1 - 2 triệu/tháng tùy vào số lượng mua hàng. Như vậy, một tháng trung bình cậu kiếm về cho bản thân từ 10 -12 triệu/tháng.
Sau nửa năm đi làm, Sơn nhận ra rằng các kiến thức được học trên trường khác với đi làm thực tế khá nhiều. Để thích nghi, cậu luôn nỗ lực học hỏi, thường xuyên giao tiếp, chia sẻ với các anh chị đồng nghiệp có kinh nghiệm trong công ty.
Bài học kinh nghiệm được Sơn rút ra, muốn có mức lương ổn định ngay sau khi tốt nghiệp, cần tìm những công việc liên quan đến ngành học để tích lũy kinh nghiệm sớm. Sinh viên nên tránh tình trạng học sáo rỗng, không có mục tiêu rõ ràng, đến khi đi làm không có kiến thức cơ bản sẽ mất nhiều thời gian để bắt đầu lại từ đầu.
Không chỉ những sinh viên đã tốt nghiệp, nhiều bạn sinh viên hiện nay dù vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường nhưng thu nhập hàng tháng rất cao.
Bạn Nguyễn Duy Hưng (22 tuổi) đang là sinh viên năm thứ 3, Đại học Sân khấu Điện ảnh, ngành Quay phim điện ảnh, tổng thu nhập mỗi tháng trung bình khoảng 30 triệu đồng. Cậu thu nhập chủ yếu từ các công việc quay phim, chụp ảnh sự kiện, chiến dịch quảng cáo.
Nguyễn Duy Hưng sinh viên năm 3, Đại học Sân khấu Điện ảnh. (Ảnh: NVCC)
Thời gian học tại trường, Hưng không ngại học hỏi từ thầy cô và bạn bè để tích luỹ vốn kinh nghiệm, kỹ năng công việc.
"Nhớ lại thời gian đầu khi mới vào trường, em thường theo chân các anh chị đi quay phim, chụp ảnh sự kiện.... Sau đó, sang năm thứ 2, 3 đại học, kỹ năng quay phim, chụp ảnh dần tốt lên nên được các anh chị trong nghề giới thiệu tham ra vào các dự án về quay phóng sự doanh nghiệp, báo đài, quay đám cưới, hơn nữa là được quay quảng cáo, MV ca nhạc, phim cho những người nổi tiếng...", Hưng chia sẻ. Nhờ sự chăm chỉ, cậu có nguồn thu nhập khá cao so với nhiều bạn đồng trang lứa khác.
Cậu sinh viên cũng bật mí, mỗi dự án tham gia sản xuất có thể kiếm trung bình về từ 1 đồng 10 triệu đồng, tuỳ vào quy mô.
Kiếm được nhiều tiền, nhưng Hưng cũng hiểu rõ việc bản thân đang là sinh viên đi học nên phải dành nhiều thời gian cho việc học, chỉ tranh thủ đi làm vào những ngày nghỉ, hoặc buổi tối.
Nam sinh khuyên các bạn sinh viên muốn có thu nhập cao, cần tích lũy nhiều kinh nghiệm thông qua quá trình tìm hiểu trên internet, học hỏi những người thầy trình độ chuyên môn cao để đảm bảo kiến thức mình học là đúng.
Chị Lương Thanh Nga, Phòng Quản lý nhân sự, Công ty Giải pháp công nghệ và truyền thông tại Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, hiện nhiều trường đại học, cao đẳng chất lượng đào tạo tốt, sinh viên vừa học vừa thực hành nên nhiều em dễ có công việc tốt với lương cao ngay khi ra trường.
Thực tế, tại công ty chị Nga làm việc, nhiều bạn trẻ là sinh viên vừa ra trường, kỹ năng tốt và đáp ứng được công việc. Vì vậy mức lương của các bạn trẻ khi mới ra trường dao động từ 10 - 15 triệu không quá bất ngờ.
Chị Nga đánh giá thêm, những ngành về truyền thông, khoa học máy tính, marketing, lập trình... là những ngành học tiềm năng, nếu sinh viên có kỹ năng tốt, ra trường lương sẽ cao.
Không phải sinh viên nào ra trường cũng có mức thu nhập tốt, còn tuỳ vào từng ngành nghề và khu vực làm việc riêng. Đơn cử nhiều sinh viên tốt nghiệp hiện nay vẫn chưa xin đươc việc làm hoặc phải làm những công việc trái ngành như chạy xe ôm, làm bất động sản, bán hàng... yếu tố quyết định là chọn đúng ngành nghề và chăm chỉ cống hiến, có ý trí vươn lên.
Vương Quốc Anh vốn nổi tiếng là một đất nước giàu văn hóa và truyền thống. Vì vậy mỗi một thành phố ở Anh đều mang cho mình một màu sắc riêng và là nơi hội tụ của nhiều nền tinh hoa trên thế giới. Vậy ở Anh Quốc, các thành phố nào thu hút nhiều cộng đồng sinh viên Việt Nam nhất? Hãy cùng INDEC tìm hiểu đời sống sinh viên Việt Nam tại 5 thành phố du học top đầu UK này nhé!
Tuy có chi phí đắt đỏ bậc nhất nhưng London lại là thành phố sở hữu cộng đồng sinh viên Việt Nam đông nhất Anh Quốc. Mỗi năm, thành phố này thu hút hơn 100,000 du học sinh quốc tế từ hơn 200 quốc gia trên khắp thế giới, biến London trở thành một thành phố toàn cầu, đa dạng và vô cùng sôi động.
Theo số liệu ước lượng của Tổng hội du học sinh Việt Nam tại Vương quốc Anh (SVUK), mỗi năm có khoảng 12.000 sinh viên Việt Nam học tập và sinh sống tại Anh. Trong đó, gần 1/5 là học tập tại các trường đại học của thủ đô London.
Điều khiến London trở thành một trong những thành phố ở Anh phố thu hút sinh viên Việt Nam bởi lẽ rất nhiều trường đại học top đầu thế giới tập trung tại nơi đây. Thậm chí, có đến 5 trong số tổng 20 trường Đại học Top đầu theo bảng xếp hạng Times Higher Education World University Rankings 2022 đều nằm ở London.
Top những trường Đại học hàng đầu London được du học sinh Việt Nam lựa chọn: