– Không quá 8 ngày tính từ ngày cơ quan tiếp nhận nhận đầy đủ hồ sơ và người đề nghị cấp hộ chiếu nộp đầy đủ lệ phí. – Trường hợp đến ngày trả kết quả mà người đề nghị chưa nhận được hộ chiếu, có quyền yêu cầu cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả lời lý do bằng văn bản.
– Không quá 8 ngày tính từ ngày cơ quan tiếp nhận nhận đầy đủ hồ sơ và người đề nghị cấp hộ chiếu nộp đầy đủ lệ phí. – Trường hợp đến ngày trả kết quả mà người đề nghị chưa nhận được hộ chiếu, có quyền yêu cầu cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả lời lý do bằng văn bản.
– 01 tờ khai đề nghị gia hạn, bổ sung, sửa đổi, cấp đổi hộ chiếu phổ thông (theo mẫu TK2) – Nếu xin gia hạn, bổ sung, sửa đổi hộ chiếu thì cần dán ảnh, nếu xin cấp đổi hộ chiếu thì kèm theo 3 ảnh mới chụp không quá 6 tháng cỡ 4x6cm. – Trường hợp xin sửa đổi chi tiết nhân thân ghi trong hộ chiếu (như họ tên, ngày sinh, nơi sinh…), phải kèm theo các giấy tờ có giá trị pháp lý về việc thay đổi đó. – Trường hợp cấp lại hộ chiếu khi bị mất hoặc đã quá hạn 1 năm trở lên mới xin gia hạn hoặc xin cấp đổi thì phải làm thủ tục đề nghị cấp hộ chiếu như lần đầu.
Hồ sơ xin cấp hộ chiếu đi Nhật hay các nước khác được nộp tại:
– Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc tạm trú; – Cục quản lý xuất nhập cảnh – Qua đường bưu điện – Thời gian nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngay lễ và chủ nhật)
– Số hộ chiếu – Ảnh – Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính – Số chứng minh thư nhân dân (số thẻ căn cước) – Nơi sinh – Cơ quan cấp; nơi cấp – Các nước có thể đi đến (hộ chiếu Việt Nam không có mục này) – Thời hạn sử dụng – Vùng để xác nhận thị thực – Tên và thông tin của trẻ em ghép chung hộ chiếu
Đừng bỏ qua: 10 quy định mới về chụp ảnh hộ chiếu passport Nhật Bản
– Hộ chiếu phổ thông: Đối tượng là mọi công dân của nước đó. Hộ chiếu phổ thông có màu xanh lá.
– Hộ chiếu công vụ: Là hộ chiếu được cấp cho cán bộ, công chức nhà nước, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội và công an ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ chính của Nhà nước. Hộ chiếu công vụ có màu xanh ngọc bích.
– Hộ chiếu ngoại giao: Là hộ chiếu dành cho đối tượng là những người giữ chức vụ cao trong hệ thống cơ quan của Đảng và Nhà nước. Hộ chiếu ngoại giao có màu đỏ.
Hộ chiếu là giấy tờ cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.
Hộ chiếu phổ thông có hai hình thức là hộ chiếu gắn chip và hộ chiếu không gắn chip. Về cơ bản, giá trị của hai loại hộ chiếu này là như nhau.
Cả hộ chiếu gắn chip và hộ chiếu không gắn chip đều có thể đi nước ngoài nếu đáp ứng được điều kiện nhập cảnh của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi đến.
Trong đó, ngoài hộ chiếu để chứng minh quốc tịch và nhân thân, phần lớn các quốc gia, vùng lãnh thổ còn yêu cầu người nhập cảnh phải có thị thực (visa).
Hiện nay, Hộ chiếu Việt Nam chỉ có thể nhập cảnh vào 54 quốc gia và vùng lãnh thổ mà không cần xin visa trước. Trong đó, một số nơi có thể áp dụng visa nhập cảnh tại sân bay (visa on arrival) hoặc visa điện tử (eTA):
Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonesia, Myanmar, Malaysia, Philippines, Quần đảo Cook, Niue, Micronesia, Saint Vincent & Grenadines, Singapore, Brunei, Barbados, Haiti, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Ecuador, Panama, Chile, Dominica.
Madagascar, Kenya, Guinea-Bissau, Malawi, Mauritania, Mauritius, Namibia, Mozambique, quần đảo Palau, Samoa, Tuvalu, quần đảo Marshall, Iran, Kuwait, St Lucia, đông Timor, Maldives, Nepal, Tajikistan, Bolivia, quần đảo Cape Verde, quần đảo Comoro, Rwanda, Senegal, Sierra Leone, Somalia, Seychelles, Tanzania, Togo, Uganda, Zambia.
- Miễn thị thực là chính sách cho phép công dân từ một số quốc gia cụ thể nhập cảnh mà không cần xin visa trước khi đi.
- Visa nhập cảnh sân bay (visa on arrival) là loại visa có thể xin và nhận tại sân bay khi đến nơi thay vì phải xin visa từ đại sứ quán hoặc lãnh sự quán trước khi đi, người xin visa làm thủ tục xin visa và thanh toán phí tại điểm nhập cảnh.
- Visa điện tử (eTA) là loại visa có thể xin trực tuyến trước khi nhập cảnh.
Hộ chiếu là một loại giấy tờ để nhận dạng cá nhân và quốc tịch của người giữ, khi sang quốc gia khác. Hộ chiếu được coi là giấy thông hành để bạn có thể di chuyển từ quốc gia mình tới các quốc gia khác. Đối với các bạn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản hay du học Nhật Bản, chắc chắn phải làm hộ chiếu.
Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước có nhu cầu cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông có thể truy cập vào hệ thống điện tử của Cục quản lý xuất nhập cảnh để khai tờ khai điện tử và đặt lịch hẹn nộp hồ sơ theo hướng dẫn sau đây:
Bước 1: Khai thông tin vào tờ khai điện tử
Truy cập vào hệ thống điện tử của Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh tại địa chỉ: https://hochieu.xuatnhapcanh.gov.vn. Chọn mục “Chọn mục này để khai thông tin tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu”. Cập nhật thông tin vào tờ khai điện tử theo thứ tự từ mục 1 đến mục 17 (đối với những mục không có thông tin kê khai thì để trống).
Bước 2: Xác nhận thông tin đã khai
Sau khi nhập thông tin vào các mục trong tờ khai, cần xác nhận lại thông tin bằng cách nhập lại các ký tự hiển thị tự động trên màn hình.
Bước 3: Kiểm tra thông tin và đặt lịch hẹn nộp hồ sơ
Sau khi nhập đầy đủ thông tin vào tờ khai điện tử, vào mục “Kiểm tra lại thông tin đã khai” để kiểm tra lại các thông tin đã nhập.
Trường hợp thông tin chưa chính xác hoặc chưa đầy đủ thì chọn “Quay lại” để sửa chữa, bổ sung.
Nếu thông tin đã đầy đủ, chính xác thì nhấn vào nội dung “Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai trên” để xác nhận thông tin đã khai. Sau đó vào mục “Đặt lịch hẹn” để lựa chọn thời điểm nộp hồ sơ phù hợp với lịch tiếp nhận hồ sơ của Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh. Khi đã hoàn tất việc khai thông tin và đặt lịch hẹn, chọn “Kết thúc” để lưu thông tin và ghi nhận mã số tờ khai.
Đối với trường hợp gửi hồ sơ đề nghị cấp lại hộ chiếu qua đường bưu điện, trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi đề nghị cấp hộ chiếu hoặc trường hợp ủy thác cấp hộ chiếu thì sau khi nhập thông tin vào tờ khai và đặt lịch hẹn nộp hồ sơ, người đề nghị phải IN TỜ KHAI (chọn mục “In tờ khai và kết thúc”), sau đó dán ảnh vào tờ khai để lấy xác nhận và giáp lai ảnh của Công an xã, phường nơi thường trú hoặc tạm trú.
Người đã khai tờ khai điện tử sẽ căn cứ vào lịch hẹn nộp hồ sơ để đến Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nơi đã đăng ký để nộp hồ sơ. Khi nộp hồ sơ cung cấp cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ tờ khai, chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân để thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ.
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày đặt lịch hẹn, nếu công dân không đến Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nộp hồ sơ thì thông tin về tờ khai điện tử sẽ tự động xóa trên trang website của Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn có nhu cầu làm hộ chiếu đi Nhật hay những nước khác dễ dàng nắm bắt và thực hiện được. Chúc các bạn thuận lợi sở hữu tấm hộ chiếu mới!
Theo khoản 2 Điều 7 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, cả hai mẫu hộ chiếu đều có giá trị như nhau:
- Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên, có thời hạn 10 năm và không được gia hạn;
- Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi, có thời hạn 05 năm và không được gia hạn;
- Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.
Hai mẫu hộ chiếu có gắn chip và không gắn chip nhìn qua tương đối giống nhau. Tuy nhiên nếu để ý kỹ, mẫu hộ chiếu gắn chip sẽ có nhiều đặc điểm khác biệt hẳn so với mẫu hộ chiếu thông thường.
Cụ thể, bên ngoài cuốn hộ chiếu gắn chip điện tử sẽ có biểu tượng hình con chip mà mẫu hộ chiếu thông thường không có.
Khi mở bên trong ra, mẫu hộ chiếu gắn chip sẽ có hình con chip ngay ở phía trên dòng số hộ chiếu.
Nếu lật mặt sau của trang giấy, một bên có thêm khung còn với hộ chiếu bình thường sẽ không có gì.
Một điểm đặc biệt với hộ chiếu gắn chíp là các trang trong hộ chiếu đều được in cảnh đẹp của đất nước như Phố cổ Hội An, Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Khuê Văn Các (Hà Nội), Kinh thành Huế, Tràng An (Ninh Bình) …và nhiều địa danh khác.
Người dân có thể làm hộ chiếu không gắn chip online và nhận kết quả qua đường bưu điện.
Tuy nhiên để làm hộ chiếu gắn chip, người dân cần đến trực tiếp cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để thủ tục và lấy dấu vân tay.
Ưu điểm của hộ chiếu gắn chip so với hộ chiếu thông thường
Hộ chiếu gắn chip điện tử không chỉ lưu trữ các thông tin được viết trên giấy mà còn lưu trữ được các thông tin sinh trắc học như khuôn mặt, vân tay, mống mắt, nhóm máu…
Do có thể lưu được thông tin một cách chính xác và thống nên việc làm thủ tục xuất, nhập cảnh tại các nước sẽ diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn, gần như không mất thời gian kiểm soát xuất, nhập cảnh các nước kiểm soát, xác thực các thông tin trên hộ chiếu.
Hiện nay, trên thế giới đã có hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng hộ chiếu gắn chip điện tử. Phần lớn người có cấp hộ chiếu gắn chíp sẽ được ưu tiên hơn khi xét duyệt cấp visa nhập cảnh.
Mẫu hộ chiếu không gắn chip thông thường có thể bị làm giả. Tuy nhiên với mẫu hộ chiếu gắn chíp điện tử thì việc làm giả là rất khó xảy ra, bởi con chíp điện tử có tính bảo mật thông tin cao, rất khó sao chép thông tin.
Trên đây là thông tin về: Hộ chiếu không gắn chip có đi nước ngoài được không? Nếu có vướng mắc, bạn đọc gọi ngay đến tổng đài 19006192 để được giải đáp.
Hộ chiếu – passport là giấy tờ bắt buộc phải có nếu bạn muốn đi xuất khẩu lao động sang Nhật hay bất kỳ quốc gia nào khác. Vậy thủ tục làm hộ chiếu đi Nhật là gì? Hồ sơ, chi phí làm hộ chiếu như thế nào? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để biết tất tần tật thông tin liên quan đến hộ chiếu. Từ đó, bạn có thể tự làm hộ chiếu với chi phí thấp và thời gian nhanh nhất.